Còn nhớ những năm đầu của thập niên 60, Hoàng Oanh và Phương Dung là hai giọng ca vàng của dòng nhạc Bolero Việt Nam. Các nhạc sĩ thường nhắm vào giọng ca của từng ca sĩ để sáng tác nhạc, hay chúng ta còn gọi nôm na là “đo ni đóng giầy”. Sau khi hoàn tất một bài hát thì người ca sĩ mà họ nhắm tới sẽ là người đầu tiên thu thanh vào dĩa nhựa.
Sau khi cố nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ Lê Dinh sáng tác bài Lẻ Bóng cho Phương Dung thu dĩa đầu tiên thì ngay sau đó, hai chú đặt bài Đôi Bóng để Hoàng Oanh thu dĩa. Cả hai bài đều cùng một nhịp điệu Boléro.
Cũng như lúc cố nhạc sĩ Mạnh Phát viết bài Nỗi Buồn Gác Trọ với Phương Dung thì nhạc sĩ Hoài Linh cũng viết bài Về Đâu Mái Tóc Người Thương để nhắm vào giọng ca Hoàng Oanh để thu vào dĩa nhựa cho Hãng dĩa Việt Nam. Nếu chịu khó để ý kĩ, sẽ thấy hai bài này có chung một nhịp điệu là Habanera.
Phải công nhận, các nhạc sĩ ngày xưa quá giỏi. Một khi đã nhắm vào một giọng ca nào thì bài hát của các chú sẽ nổi lên với giọng ca đó. Còn đối với ca sĩ khi gặp được một bài hát hợp giọng thì cảm xúc dâng cao hòa cùng với bản nhạc làm cho bản nhạc hay hơn gấp nhiều lần.
Thời gian đó, đâu đâu cũng nghe người ta nhắc Phương Dung với Nỗi Buồn Gác Trọ và Hoàng Oanh cũng được thính giả nhớ đến với bài Về Đâu Mái Tóc Người Thương.
“Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm…”
Không biết “Mái tóc người thương” năm nào của nhạc sĩ Hoài Linh giờ đang ở đâu? Nhưng bài ca thương mến đó đã trở thành quen thuộc trong lòng thính giả qua nhiều thế hệ. Đó là điều mà Hoàng Oanh cảm thấy vui mừng và cảm động, vì thế hệ trẻ ngày nay vẫn yêu mến và nghe những bản nhạc xưa như “Về đâu mái tóc người thương”.
Sau khi cố nhạc sĩ Anh Bằng và nhạc sĩ Lê Dinh sáng tác bài Lẻ Bóng cho Phương Dung thu dĩa đầu tiên thì ngay sau đó, hai chú đặt bài Đôi Bóng để Hoàng Oanh thu dĩa. Cả hai bài đều cùng một nhịp điệu Boléro.
Cũng như lúc cố nhạc sĩ Mạnh Phát viết bài Nỗi Buồn Gác Trọ với Phương Dung thì nhạc sĩ Hoài Linh cũng viết bài Về Đâu Mái Tóc Người Thương để nhắm vào giọng ca Hoàng Oanh để thu vào dĩa nhựa cho Hãng dĩa Việt Nam. Nếu chịu khó để ý kĩ, sẽ thấy hai bài này có chung một nhịp điệu là Habanera.
Phải công nhận, các nhạc sĩ ngày xưa quá giỏi. Một khi đã nhắm vào một giọng ca nào thì bài hát của các chú sẽ nổi lên với giọng ca đó. Còn đối với ca sĩ khi gặp được một bài hát hợp giọng thì cảm xúc dâng cao hòa cùng với bản nhạc làm cho bản nhạc hay hơn gấp nhiều lần.
Thời gian đó, đâu đâu cũng nghe người ta nhắc Phương Dung với Nỗi Buồn Gác Trọ và Hoàng Oanh cũng được thính giả nhớ đến với bài Về Đâu Mái Tóc Người Thương.
“Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm…”
Không biết “Mái tóc người thương” năm nào của nhạc sĩ Hoài Linh giờ đang ở đâu? Nhưng bài ca thương mến đó đã trở thành quen thuộc trong lòng thính giả qua nhiều thế hệ. Đó là điều mà Hoàng Oanh cảm thấy vui mừng và cảm động, vì thế hệ trẻ ngày nay vẫn yêu mến và nghe những bản nhạc xưa như “Về đâu mái tóc người thương”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét